TỔNG ÔN NGỮ PHÁP TIẾNG ANH THCS TRỌNG TÂM NHẤT

Thư viện tài liệu
30/10/2023
2100 lượt xem bài viết

Ngữ pháp tiếng Anh THCS là kiến thức có độ khó cao hơn cấp độ tiểu học và cũng là kiến thức nền tảng quan trọng khi học tiếng Anh. Nhằm giúp các bạn học sinh nắm được các kiến thức của phần này, hãy cùng OEA Vietnam tổng ôn ngữ pháp tiếng Anh THCS ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1. Tổng ôn 6 chủ điểm ngữ pháp tiếng Anh THCS

1.1. Ngữ pháp câu bị động (Passive Voice)

Câu bị động hay Passive Voice là dạng câu được sử dụng để đưa ra thông tin về hành động bị thực hiện lên đối tượng (người hoặc vật). Câu bị động thường được sử dụng khi người nói muốn tập trung vào đối tượng của hành động. 

Công thức chung: Subject + be + V3/ed + (by + doer) + (…)

Trong đó:

  • Subject: là đối tượng chính bị tác động;
  • be: thay đổi tùy theo thì;
  • V3/ed: động từ ở dạng phân từ 2;
  • (by + doer): dùng để chỉ đối tượng thực hiện hành động.

Ví dụ: 

She will clean my room on Sunday → My room will be cleaned (by her) on Sunday.

Tìm hiểu thêm: Câu bị động tiếng Anh là gì? Kiến thức về câu bị động bạn cần nắm vững

1.2. Câu gián tiếp (Reported Speech)

Câu gián tiếp (Reported Speech) là cách diễn đạt lại những gì người khác đã nói bằng cách lùi thì, thay đổi đại từ nhân xưng, tính từ sở hữu và thay đổi trạng từ chỉ nơi chốn hoặc thời gian trong câu để phù hợp với cách nói của người trình bày.

Trong câu gián tiếp, thường có một động từ truyền đạt (verba dicendi) như “said” hoặc “told” để đưa ra thông tin về người nói.

Ví dụ: 

She said: “I had a nightmare last night.”

→ She said that she had had a nightmare the night before. (Cô ấy nói rằng cô ấy đã gặp ác mộng vào đêm hôm trước.)

Công thức lùi thì khi chuyển từ câu chủ động sang dạng bị động:

Thì trong câu trực tiếp Thì trong câu gián tiếp
Hiện tại đơn Quá khứ đơn 
Hiện tại tiếp diễn  Quá khứ tiếp diễn
Quá khứ đơn  Quá khứ hoàn thành
Hiện tại hoàn thành  Quá khứ hoàn thành 
Hiện tại hoàn thành tiếp diễn  Quá khứ hoàn thành tiếp diễn 
Quá khứ tiếp diễn  Quá khứ hoàn thành tiếp diễn 
Tương lai đơn  Would + V
Tương lai gần  S + was/were + going to +V

Tìm hiểu thêm: Câu gián tiếp, trực tiếp trong tiếng Anh và cách chuyển từ câu trực tiếp sang gián tiếp

1.3. Tổng ôn ngữ pháp câu mong ước trong tiếng Anh (Wish Clause)

Tổng ôn ngữ pháp mệnh đề Wish trong tiếng Anh
Tổng ôn ngữ pháp mệnh đề Wish trong tiếng Anh

Cấu trúc “wish” trong tiếng Anh thường được sử dụng để thể hiện sự ước, mong muốn hoặc tiếc nuối về điều gì đó. Nó cho phép người nói diễn đạt mong muốn thay đổi một tình huống hiện tại, quá khứ hoặc tương lai mà chưa từng xảy ra. Công thức cấu trúc “wish”: 

  • Mong ước về tương lai: S+ wish(es) + S + would/wouldn’t + V
  • Mong ước không có thật ở hiện tại: S + wish(es) + S + were/weren’t/didn’t + …
  • Mong ước không có thật ở quá khứ: S + wish(es) + S + had/hadn’t (been) +…

Ví dụ: 

He wishes he would come to the party tonight, but he has to work. (Anh ấy ước mình sẽ đến bữa tiệc tối nay, nhưng anh ấy phải làm việc.)

She wishes he were not in bad shape. (Cô ước gì anh ấy không ở trong tình trạng tồi tệ.)

I wish I had listened to what my mother warned me. (Tôi ước gì tôi đã nghe theo lời mẹ tôi đã cảnh báo.)

Tìm hiểu chi tiết tại: Wish là gì? Toàn bộ cấu trúc và cách sử dụng wish đầy đủ nhất

1.4. Ngữ pháp câu điều kiện (Conditional sentences) trong tiếng Anh THCS

Câu điều kiện là cấu trúc được sử dụng để nêu giả thiết về một sự việc có thể xảy ra trong một điều kiện, tình huống cụ thể. Cấu trúc câu điều kiện gồm 2 phần: 

  • Mệnh đề điều kiện (If clause)
  • Mệnh đề chính (Main clause) chỉ kết quả của hành động

Trong tổng ôn ngữ pháp tiếng Anh, có 4 loại câu điều kiện phổ biến nhất thường có trong bài thi và bài kiếm tra như sau: 

Câu điều kiện loại Cách dùng Công thức
Loại 0 Khi nói đến sự thật hiển nhiên, hoặc những sự kiện mang tính chân lý, không thể thay đổi If + S + V (s/es), S + V (s/es)
Loại 1 Khi diễn tả sự việc có thực ở hiện tại với điều kiện cụ thể có trong hiện tại hoặc tương lai If + S + V (s/es), S + will + V (bare)
Loại 2 Khi diễn đạt điều kiện trái với thực tế, không có thật ở hiện tại If + S + V-ed, S + would/ could/ might + V(bare)
Loại 3 Khi diễn đạt điều kiện trái với những gì ở quá khứ, không có thật ở quá khứ If + S + had + V(pp), S + would + have + V(pp)

Tìm hiểu chi tiết tại: Câu điều kiện trong tiếng Anh: Phân loại, công thức, cách dùng chi tiết nhất

1.5. Cấu trúc giả định với “It’s time”

Câu “It’s time” thường được sử dụng để thể hiện một yêu cầu, lời khuyên, hoặc mong muốn ở thời điểm hiện tại hoặc trong tương lai. Với “It’s time”, ta thường dùng khi cần thực hiện một hành động ngay lập tức tại thời điểm nói. Có 2 cấu trúc với “it’s time” như sau:

  • It’s time + S + V-ed/P2: đã đến lúc phải làm gì
  • It’s time + (for sb) + to + V…: đã đến lúc ai đó phải làm gì
Ôn tập tổng quan về ngữ pháp giả định “It’s time” trong tiếng Anh
Ôn tập tổng quan về ngữ pháp giả định “It’s time” trong tiếng Anh

Ví dụ:

It’s time he stopped making excuses and started working. (Đã đến lúc anh ấy ngừng bào chữa và bắt đầu làm việc.)

It’s time for the company to invest in new technology. (Đã đến lúc công ty phải đầu tư vào công nghệ mới.)

1.6. Cách sử dụng Either, Neither trong tiếng Anh

“Either” và “neither” là các từ dùng để biểu thị sự đồng thuận mang nghĩa phủ định về một sự lựa chọn, tình huống hoặc sự thật, tương tự “cũng thế”, “cũng vậy” trong tiếng Việt. Cách sử dụng cụ thể “Either” và “neither” như sau: 

  • Either: S + trợ động từ + not + either

Ví dụ: I didn’t either; I don’t either; She doesn’t either…..

  • Neither: Neither + trợ động từ + S

Ví dụ: Neither do I, Neither did he……

  • Trường hợp “Either” và “Neither” được dùng làm đại từ:

“Either” và “Neither” sẽ đứng một mình, động từ chính trong câu chia theo ngôi thứ ba số ít. Trong đó, “Either” có nghĩa là hoặc cái này hoặc cái kia, còn “Neither” có nghĩa là không cái này mà cũng không cái kia.

Ví dụ:

I tried Dell and Acer laptops before, but neither was good. (Tôi đã thử dùng điện thoại Asus và Oppo trước đây. Nhưng không có cái nào tốt cả.)

Do you want beef or meat? – Either is good for me. (Bạn muốn dùng thịt bò hay thịt lợn? – Cả hai đều được hết.)

2. Tài liệu tổng ôn ngữ pháp tiếng Anh THCS

Đối với các bạn học sinh THCS, ngữ pháp tiếng Anh là kiến thức nền giúp đạt điểm cao trong các kỳ thi và bài kiểm tra. Nhằm phục vụ mục đích luyện tập thành thạo các chủ đề ngữ pháp tiếng Anh đầy đủ nhất, OEA Vietnam xin gửi tới các bạn bộ tài liệu gồm hơn 2000 câu hỏi và bài tập giúp bạn tự luyện tại nhà một cách hiệu quả nhất.

>> Tải ngay tại: [Download Full PDF] Chuyên đề và ngữ pháp tiếng Anh THCS

Kết

Hy vọng bài tổng ôn ngữ pháp tiếng Anh trọng tâm THCS của OEA Vietnam trên, đã có thể giúp các bạn học sinh có cái nhìn tổng quan về ngữ pháp THCS. Từ đó, giúp các bạn sẽ biết cách tập trung thời gian ôn tập sao cho hợp lý để đạt thành tích cao trong học tập. Chúc các bạn thành công!

———————————————

Kết nối với OEA Vietnam và cùng học tiếng Anh tại: