PHƯƠNG PHÁP ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT CỰC HAY KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT

Góc chia sẻ
30/03/2023
5225 lượt xem bài viết

Bạn đang vật vã giữa khối lượng kiến thức khổng lồ, không biết nên ôn thi tốt nghiệp THPT sao cho hiệu quả? Sau đây sẽ là phương pháp học siêu hay giúp bạn cải thiện quá trình ôn thi. Phương pháp hoạt động theo 2 từ khóa là Active Recall và Spaced Repetition. Cùng OEA Vietnam tìm hiểu kỹ hơn về hai phương pháp này qua bài viết dưới đây nhé!

1. Hai phương pháp chính trong ôn thi Tốt nghiệp THPT

1.1. Active Recall (chủ động gợi nhớ)

1.1.1. Khái niệm

Phương pháp Active recall hoạt động dựa trên thực tế về cách não bộ lưu trữ kiến thức. Khi chúng ta học một kiến thức mới, não bộ sẽ tiếp nhận và lưu trữ phần kiến thức đó tại một khu vực nhất định. Nếu chúng ta quên, không phải kiến thức ấy đã rời khỏi mà thực tế vẫn nằm trong não. Nhiệm vụ của chúng ta lúc này là phải chủ động thực hiện các phương pháp gợi nhớ. Có vậy não bộ mới hoạt động và sử dụng phần kiến thức đó. Nhờ đó chúng ta sẽ ghi nhớ được kiến thức hiệu quả.

Khi ôn thi tốt nghiệp THPT, chắc chắn chúng ta sẽ tiếp thu khối lượng kiến thức lớn. Bởi vậy phương pháp Chủ động gợi nhớ sẽ giúp não bộ của bạn đánh thức khối kiến thức này. Thậm chí cao cấp hơn là biết cách sử dụng chúng.

Active Recall là phương pháp ôn thi tốt nghiệp THPT rất hiệu quả.
Active Recall là phương pháp ôn thi tốt nghiệp THPT rất hiệu quả.

1.1.2. Active Recall hoạt động như thế nào?

Làm như thế nào mới là chủ động gợi nhớ cho não bộ? Hãy lưu ý rằng các phương pháp phổ biến như: đọc lại bài giảng, gạch chân ý chính hay tô đậm từ khóa.. Đây đều không phải phương pháp chủ động và không giúp bạn học tập hiệu quả. Khi thực hiện các phương pháp trên, chúng ta đơn thuần là đọc và nhìn kiến thức. Hoạt động của não bộ đơn giản là tiếp nhận và nhìn lại. Chỉ khi não bộ thực hiện các hoạt động phức tạp hơn như: phân tích, xử lý dữ liệu, ghi nhớ … Lúc đó chúng ta mới ghi nhớ và BIẾT CÁCH sử dụng kiến thức.

1.2. Spaced Repetition (ghi nhớ cách quãng)

1.2.1. Khái niệm

Phương pháp ghi nhớ cách quãng hoạt động dựa trên khái niệm về đường cong lãng quên (Forgetting Curve). Đường cong này cho thấy ở một thời điểm nhất định, chúng ta sẽ quên mất phần kiến thức đã tiếp nhận. Thời điểm này có thể là 1,2,3 ngày, thậm chí 1 tuần tùy vào khả năng ghi nhớ từng người và tầm quan trọng của kiến thức đó. Vậy phương pháp này sẽ giúp ích gì cho quá trình ôn thi tốt nghiệp THPT?

1.2.2. Spaced Repetition hoạt động như thế nào?

Nhiệm vụ của Spaced Repetition – ghi nhớ cách quãng là gợi nhớ lại kiến thức đó ngay thời điểm bạn bắt đầu lãng quên. Và bạn phải liên tục thực hiện điều đó để luôn ghi nhớ kiến thức. Nhờ vậy khoảng thời gian lãng quên sẽ thưa dần, cho đến khi kiến thức luôn nằm trong trí nhớ.

Ví dụ: Bạn mới học một từ mới tiếng Anh. Bạn nhận ra sau 1 ngày bạn bắt đầu quên về từ đó. Có thể quên về cách phát âm, loại từ, cách sử dụng… Ngay thời điểm đó bạn phải học lại về từ đó, bổ sung lại các kiến thức đã quên. Tiếp theo sau 2 ngày bạn nhận ra mình lại quên từ. Bạn phải tiếp tục ôn lại. Cứ đều đặn như vầy thì bạn sẽ chỉ còn quên từ đó sau 3 ngày, 4 ngày … cho đến khi không còn quên nữa.

Nhiệm vụ của Spaced Repetition - ghi nhớ cách quãng là gợi nhớ lại kiến thức đó ngay thời điểm bạn bắt đầu lãng quên. 
Nhiệm vụ của Spaced Repetition – ghi nhớ cách quãng là gợi nhớ lại kiến thức đó ngay thời điểm bạn bắt đầu lãng quên.

2. Các phương pháp thực hành trong ôn thi tốt nghiệp THPT

Để thực hành Chủ động gợi nhớ và Ghi nhớ cách quãng, bạn có thể tham khảo 4 phương pháp sau:

2.1. Flash Card

Ghi chép các kiến thức ôn thi tốt nghiệp THPT cần nhớ vào các tờ giấy nhỏ. Bạn ghi từ khóa, công thức vào một mặt. Mặt còn lại là giải nghĩa, ví dụ hay ứng dụng của từ khóa hay công thức ở mặt trước. Chú ý không ghi quá nhiều thông tin. Mỗi khi nhìn thấy Flash Card, não bộ sẽ phải tự động nhớ lại các nội dung liên quan đến từ khóa.

2.2. Mind Mapping

Mind mapping hay còn gọi là vẽ sơ đồ tư duy. Sau khi học một chương kiến thức, bạn hãy thử diễn đạt lại qua hình vẽ sơ đồ. Các chi tiết, hình hài, sự liên kết trong sơ đồ hoàn toàn do tư duy của bạn. Chú ý không nhìn sách khi vẽ. Cách học này sẽ buộc não bộ phải nhớ lại, phân tích, tổng hợp và sắp xếp sao cho hợp lý. Khi vẽ xong bạn có thể mở sách ra để xem lại hình vẽ có đầy đủ và logic. 

2.3. Tự đặt câu hỏi khi ôn thi tốt nghiệp THPT

Một trong những cách hay để khiến não bộ phải vận động là đặt câu hỏi. Bạn hãy đặt mình vào địa vị người ra đề khi ôn thi tốt nghiệp THPT. Bạn tự đặt cho mình những câu hỏi có thể xuất hiện trong bài thi. Qua đó, bạn buộc phải tìm câu trả lời để giải đáp và ghi điểm. Cách làm này cũng khiến não bộ phải chủ động hoạt động và vận dụng phần kiến thức đã tiếp thu.

2.4 Diễn đạt kiến thức thành tiếng

Nghe có vẻ hơi “ngớ ngẩn” nhưng tự đọc một mình cũng là phương pháp học rất hay giúp bạn chủ động gợi nhớ và ghi nhớ cách quãng. Hãy tự hình dung bạn đang cần truyền đạt lại kiến thức mình học cho ai đó. Bạn sẽ cần giải thích ra sao, sử dụng các ví dụ, dẫn chứng nào để minh họa cho kiến thức đó. Đây cũng là một cách buộc não bộ phải tư duy đến phần kiến thức cần ghi nhớ. Nhờ vậy mà bạn sẽ càng nhớ lâu và biết cách vận dụng kiến thức hiệu quả. Quá trình ôn thi tốt nghiệp THPT sẽ trở nên hiệu quả hơn.

Kết

Chủ động gợi nhớ và Ghi nhớ cách quãng đều là những phương pháp học hiệu quả và được nhiều học giả gợi ý. Hy vọng rằng bạn có thể áp dụng thành công hai phương pháp trên trong lộ trình ôn thi tốt nghiệp THPT.

———————————————

Kết nối với OEA Vietnam và cùng học tiếng Anh tại:

Chat Zalo
098 223 1318