CÁCH TẠO NÊN MỘT MÔI TRƯỜNG HỌC TIẾNG ANH TÍCH CỰC CHO TRẺ EM

Góc chia sẻ
08/02/2023
4083 lượt xem bài viết

Môi trường học tiếng Anh đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy trẻ học tập. Trẻ sẽ tiếp thu nhanh, ghi nhớ lâu và yêu thích việc học hơn nếu được học trong bầu không khí vui vẻ, sáng tạo và không áp lực. Ngược lại, sự căng thẳng sẽ gây ra phản ứng tiêu cực khiến trẻ dần tránh né việc học. Vậy làm thế nào để xây dựng môi trường học tiếng Anh tích cực cho trẻ?

Môi trường học tiếng Anh tác động thế nào đến tinh thần học của trẻ?

Khi luyện tập các kỹ năng tiếng Anh, một số học sinh có thể sẽ sợ mắc lỗi. Các em thường lo sẽ bị các bạn trong lớp trêu đùa vì lỗi sai của mình. Có nhiều em lại không muốn trở thành sự chú ý của cả lớp. Nếu cảm thấy thiếu tự tin, các em sẽ không muốn tham gia vào bài học.

Ngoài ra, nếu trẻ nhận thấy cha mẹ hoặc thầy cô phản ứng nghiêm khắc với các lỗi sai, trẻ sẽ thận trọng và rụt rè hơn để không phạm lỗi. Tuy nhiên, điều này đồng thời làm giảm sự chủ động và hứng thú trong khi học. Đó là một tác động tiêu cực của một môi trường học tiếng Anh thiếu lành mạnh đối với trẻ.

Ngược lại, nếu trẻ được học tiếng Anh trong môi trường phi áp lực, được hướng dẫn tỉ mỉ và học được cách khắc phục những sai sót, trẻ sẽ tự tin sử dụng tiếng Anh hơn. Những hoạt động thú vị, mới mẻ cũng làm tăng hứng thú và tinh thần học tập của trẻ.

Trẻ em nên được học trong môi trường học tiếng Anh tích cực
Trẻ em nên được học trong môi trường học tiếng Anh tích cực

Làm cách nào để tạo một môi trường học tiếng Anh tích cực?

Giáo viên và phụ huynh cần kết hợp để xây dựng môi trường học tiếng Anh phù hợp nhất cho trẻ. Khi đó, trẻ sẽ phát huy toàn bộ năng lực và nuôi dưỡng niềm đam mê với ngoại ngữ. Vậy cần làm gì để giúp con trẻ học tiếng Anh một cách thoải mái, vui vẻ mà vẫn hiệu quả? Cô Karen Saxby – Đồng tác giả của bộ sách Fun for Starters, Movers, Flyers và bộ sách Storyfun đã đưa ra một số lời khuyên về xây dựng môi trường học tiếng Anh tích cực cho trẻ. Cụ thể:

Bắt đầu từ việc đặt câu hỏi:

– Khi đặt câu hỏi, hãy cho phép trẻ đưa ra các câu trả lời ngắn hoặc thậm chí là một vài từ. Bố mẹ không nên yêu cầu con phải luôn trả lời một câu đầy đủ các thành phần. Ví dụ, bố mẹ cầm chiếc cốc lên và hỏi trẻ: “What is this?”. Trẻ có thể trả lời: “A cup”, “Cup” hay “It’s a cup” hoặc “It’s a red cup” đều được.

– Đảm bảo việc trẻ hiểu câu hỏi. Cha mẹ hãy cố gắng diễn giải bằng nhiều cách và không nhất thiết phải bằng tiếng Anh. Hoàn toàn có thể dùng tiếng Việt hoặc ngôn ngữ cơ thể để giải thích cho trẻ. Tuy nhiên, nên hạn chế việc dịch mọi thứ sang tiếng Việt. Thay vào đó, hãy thử bằng tranh ảnh, video, mô tả ngắn,… để trẻ tự hình thành khái niệm của riêng mình.

Liên tục khích lệ, gợi ý và hỗ trợ con

– Khi mới học, trẻ thường có xu hướng lặp đi lặp lại những từ vựng hoặc cấu trúc quen thuộc. Vì vậy hãy khuyến khích trẻ sử dụng phong phú các từ vựng và kiến thức ngữ pháp khác. Con hoàn toàn có thể mắc lỗi và học từ chính những lỗi sai đó.

– Khuyến khích trẻ đưa ra những câu trả lời hài hước và sáng tạo, vượt ra khỏi lối mòn về tư duy. Ví dụ như “I like living on the moon” hay “My pet is an unicorn”… Dùng sai từ vựng hay cấu trúc không phải là vấn đề vì hoàn toàn có thể sửa, quan trọng là con biết vận dụng trí tưởng tượng và cảm thấy hào hứng với việc học.

Xây dựng hoạt động tương tác để tạo môi trường học tiếng Anh tích cực
Xây dựng hoạt động tương tác để tạo môi trường học tiếng Anh tích cực

– Tinh thần và thái độ của thầy cô và bố mẹ cũng đóng vai trò quan trọng để tạo nên một môi trường học tiếng Anh tích cực cho trẻ. Cần giữ tinh thần vui vẻ và tích cực để trẻ cảm nhận rằng thầy cô và bố mẹ rất vui vì các con cùng tham gia vào bài học. Đặc biệt, hãy hạn chế việc ngắt lời để sửa sai khi con nói. Thay vào đó nên ghi lại những lỗi sai để giải thích và góp ý sau. 

Tạo ra nhiều cơ hội và thời gian để con được nói tiếng Anh, chơi cùng tiếng Anh

Bố mẹ và thầy cô hoàn toàn có thể kết hợp bài học với các trò chơi trí tuệ hoặc vận động. Đặc biệt, kết hợp việc học tiếng Anh giao tiếp với xem phim, nghe nhạc, đọc sách,… sẽ giúp trẻ hứng thú hơn. Thay vì chỉ học lý thuyết khô khan, con sẽ được vừa học vừa chơi, khám phá thế giới và trau dồi tư duy. Con sẽ không còn thấy áp lực khi tiếp xúc với tiếng Anh.

Hãy tạo nhiều cơ hội để con được giao tiếp bằng tiếng Anh. Nếu bố mẹ không giỏi tiếng Anh và không có quá nhiều thời gian kèm cặp và hỗ trợ con, thì có thể tham khảo các trung tâm tiếng Anh uy tín để cho con theo học. Tương tác và giao tiếp với bạn bè sẽ giúp con tự tin và nói tiếng Anh lưu loát hơn. Bố mẹ hãy liên hệ với OEA Vietnam để được tư vấn lớp học phù hợp nhất với con!

KẾT

Xây dựng một môi trường học tiếng Anh tích cực để con trẻ được học với niềm vui và sự hứng thú không phải là việc chỉ trong ngày một ngày hai mà là cả một quá trình. Đặc biệt, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên và phụ huynh thì mới tạo ra hiệu quả. Hy vọng rằng bài viết này đã giúp ích phần nào cho các thầy cô giảng dạy tiếng Anh và các bậc phụ huynh trong quá trình hỗ trợ con em mình học ngoại ngữ.

———————————————

Kết nối với OEA Vietnam và cùng học tiếng Anh tại: