Ngữ pháp tiếng Anh THPT là kiến thức vô cùng quan trọng, đây là phần kiến thức góp phần không nhỏ trong bài thi THPT Quốc gia của các bạn học sinh. Nối tiếp các phần tổng hợp kiến thức tiểu học và THCS, trong bài viết này, OEA Vietnam sẽ giúp các bạn tổng hợp ngữ pháp tiếng Anh cấp 3 theo chuyên đề kèm tài liệu tham khảo nhé!
1. Ngữ pháp tiếng Anh THPT theo chuyên đề
1.1. Chuyên đề 1 – Các thì trong tiếng Anh (Tenses)
Trong ngữ pháp THPT, có 12 thì mà các bạn học sinh cần nắm được như sau:
Thì | Công thức chung |
Hiện tại đơn | S + V/ Vs-es +… |
Hiện tại tiếp diễn | S + am/ is/ are + V-ing +… |
Hiện tại hoàn thành | S + have/ has + PII +… |
Hiện tại hoàn thành tiếp diễn | S + have/ has + been + V-ing +… |
Quá khứ đơn | S + V-ed +… |
Quá khứ tiếp diễn | S + was/ were + V-ing +… |
Quá khứ hoàn thành | S + had + PII +… |
Quá khứ hoàn thành tiếp diễn | S + had + been + V-ing +… |
Tương lai đơn | S + will/ shall + V +… |
Tương lai tiếp diễn | S + will/ shall + be + V-ing +… |
Tương lai hoàn thành | S + will/ shall + have + PII +… |
Tương lai hoàn thành tiếp diễn | S + will/ shall + have + been + V-ing +… |
1.2. Chuyên đề 2 – Dạng thức của động từ trong ngữ pháp tiếng Anh THPT (Gerund and Infinitive)
Có hai dạng thức của động từ trong tiếng Anh là To-Infinitives (hay To V) và Gerund (hay V-ing). Chúng đều có thể sử dụng như một chủ ngữ, tân ngữ và bổ ngữ trong câu. Bên cạnh đó, Gerund có thể đứng sau tính từ sở hữu và giới từ.
Ví dụ:
- V-ing có vai trò là chủ ngữ: Learning bored him.
- V-ing có vai trò là tân ngữ: It’s worth watching this movie.
- to V có vai trò là chủ ngữ: To learn a new thing is difficult.
- to V có vai trò làm bổ ngữ cho chủ ngữ: My duty is to do the chore.
Lưu ý rằng, chỉ có Infinitive được dùng sau tân ngữ chỉ người. Ngoài ra, một số động từ tiếng Anh cần có một V-ing hoặc To V theo sau nó, học sinh cần nắm được đặc điểm của từng động từ mới có thể lựa chọn chính dạng thức của động từ đi kèm.
1.3. Chuyên đề 3 – Các loại từ (Types Of Word)
Các loại từ (Types of Words) trong tiếng Anh đóng vai trò quan trọng trong việc tạo thành câu. Trong đó, các loại từ cơ bản trong ngữ pháp tiếng Anh THPT cần nắm được gồm:
- Tính từ (Adjective): dùng để mô tả hoặc đặc điểm hóa danh từ hoặc đại từ. Ví dụ: “happy” (hạnh phúc), “red” (đỏ), “big” (lớn);
- Danh từ (Noun): dùng để chỉ người, vật, sự việc hoặc ý tưởng. Ví dụ: “cat” (mèo), “book” (sách), “happiness” (hạnh phúc);
- Đại từ (Pronoun): dùng để thay thế danh từ hoặc đại từ khác. Ví dụ: “he” (anh ấy), “it” (nó), “they” (họ);
- Động từ (Verb): dùng để mô tả hành động hoặc trạng thái. Ví dụ: “run” (chạy), “is” (là), “eat” (ăn);
- Trạng từ (Adverb): dùng để mô tả cách thức, thời gian, hoặc tần số của một hành động hoặc tính từ. Ví dụ: “quickly” (nhanh chóng), “often” (thường xuyên), “very” (rất);
- Giới từ (Preposition): dùng để liên kết danh từ hoặc đại từ với các phần khác của câu. Ví dụ: “in” (trong), “on” (trên), “between” (giữa);
- Liên từ (Conjunction): có chức năng kết nối các phần của câu hoặc các câu với nhau. Ví dụ: “and” (và), “but” (nhưng), “or” (hoặc).
- Thán từ (Interjection): dùng để thể hiện cảm xúc hoặc phản ứng đột ngột và thường đứng một mình. Ví dụ: “Wow!” (Ồ!), “Ouch!” (Ái chà!), “Oh!” (Ô!).
Tìm hiểu thêm: Tất tần tật kiến thức về từ loại tiếng Anh cần nắm vững
1.4. Chuyên đề 4 – Sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ (Subject & Verb Agreement)
Chuyên đề về sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ là phần ngữ pháp tiếng Anh THPT giúp các bạn học sinh nắm được quy tắc chung khi chia động từ số ít/số nhiều ứng với từng dạng chủ ngữ. Trong đó, bạn cần phải ghi nhớ một số quy tắc dưới đây:
- Động từ sau “there is”, “there are” được chia dựa vào “danh từ theo sau”
There is a house over there. (Có một ngôi nhà ở đằng kia)
There are many books on the table. (Có nhiều quyển sách trên bàn.)
- Động từ đi kèm “either…or” and “neither…nor” chia theo danh từ đứng gần nó nhất
Either he or she is working. (Hoặc anh hoặc cô ấy đang làm việc.)
Neither the brother nor the sister is participating. (Cả anh trai và em trai đều không tham gia.)
- Động từ đi với “as well as”, “with”, “along with”, “together with”, “accompanied by” chia theo chủ ngữ thứ nhất
The teacher, along with the students, joins in the competition. (Cô giáo cùng học sinh đang tham gia cuộc thi.)
John, together with Mary, is going to the movies. (John cùng Mary đi xem phim.)
- Động từ đi kèm đại từ bất định đều chia ở dạng số ít
Someone has arrived early to see you. (Ai đó đã đến sớm để gặp bạn.)
- Động từ sau “the + adjective” chia động từ theo hình thức số nhiều.
The elderly are often forgetful. (Người già thường thất thường.)
Ngoài ra, các bạn cũng cần lưu ý một số trường hợp chia động từ đặc biệt khác như:
- Each of/One of/Neither of + N + V (chia số nhiều)
- Everyone/Someone/Anything/… + V (chia số ít)
- The number of + N + V (số ít)
- A number of + N + V (số nhiều)
1.5. Chuyên đề 5 – Mệnh đề trong tiếng Anh ngữ pháp THPT (Clauses)
Mệnh đề trong tiếng Anh (Clause) là một câu hoàn chỉnh, bao gồm chủ ngữ, vị ngữ. Nó có thể đứng một mình để tạo thành một mệnh đề độc lập (independent clause) hoặc được kết hợp với mệnh đề khác để tạo thành câu phức (dependent clause).
Ví dụ:
She came to my house to give me a bouquet of flowers. (Cô ấy đã đến nhà tôi để đưa tôi một bó hoa.)
→ Mệnh đề là “She came to my house” và nó có thể là một câu độc lập.
Mệnh đề và câu hoàn chỉnh được phân biệt như sau:
1.6. Chuyên đề 6 – Cấu tạo từ (Word formation)
Word formation (tạo từ) là quá trình tạo ra các từ mới bằng cách thêm hoặc ghép các từ hiện có để tạo thành các từ mới. Có bốn phương pháp biến đổi phổ biến trong ngữ pháp tiếng Anh THPT bao gồm:
- Thêm tiền tố (Prefixes): Thêm tiền tố vào đầu của từ gốc để tạo thành một từ mới. Ví dụ: possible (có thể) → impossible (không thể;
- Thêm hậu tố (Suffixes): Thêm hậu tố vào cuối từ gốc để tạo thành một từ mới. Ví dụ: home (nhà) → homeless (vô gia cư);
- Đổi nghĩa từ (Conversion): Sử dụng cùng một từ nhưng với tính chất và ngữ cảnh khác. Ví dụ: watch (danh từ: đồng hồ đeo tay) → to watch (động từ: xem);
- Ghép từ với nhau (Compound): Ghép hai từ có nghĩa thành một từ mới. Ví dụ: Blackboard (bảng đen), Self-awareness (tự nhận thức), Well-known (nổi tiếng).
1.7. Chuyên đề 7 – Động từ khuyết thiếu trong ngữ pháp tiếng Anh THPT (Modal verbs)
Động từ khuyết thiếu (Modal Verbs) là động từ không có đầy đủ chức năng của động từ thường. Chúng thường được dùng để diễn tả lời khuyên, khả năng, yêu cầu, đề nghị, quan điểm cá nhân,…và thường đi cùng với động từ nguyên thể theo sau.
Các động từ khuyết thiếu thường gặp trong ngữ pháp tiếng Anh THPT bao gồm: Will, Would, May, Might, Can, Could, Must. Have to, Should, Shall, Ought to.
Bên cạnh động từ khuyết thiếu, ta còn có động từ bán khuyết thiếu (Semi Modal Verb), có chức năng bổ ngữ cho động từ thường và có thể làm động từ chính trong câu.
Các động từ bán khuyết thiếu phổ biến bao gồm: need, used to.
Tìm hiểu thêm: Cách sử dụng chi tiết của động từ khuyết thiếu và bài tập
1.8. Chuyên đề 8 – Câu so sánh trong ngữ pháp tiếng Anh THPT (Comparison)
Có 3 dạng câu so sánh các bạn học sinh cấp 3 cần nắm được trong ngữ pháp tiếng Anh là:
- So sánh hơn: Adj-er/adv-er + than;
- So sánh nhất: The (most) adj-est/ adv-est;
- So sánh bằng: as adj/adv as.
Với so sánh hơn và so sánh nhất, cấu trúc sẽ thay đổi tùy theo độ dài âm tiết của tính từ hoặc trạng từ.
Tìm hiểu thêm: Các dạng câu so sánh tiếng Anh – cấu trúc và cách dùng
1.9. Chuyên đề 9 – Câu điều kiện (Conditional sentences)
Có 3 loại câu điều kiện cơ bản nhất, thường xuất hiện trong bài thi mà các bạn học sinh cần nắm chắc như:
Tìm hiểu thêm: Câu điều kiện trong tiếng Anh: Phân loại, công thức, cách dùng chi tiết nhất
1.10. Chuyên đề 10 – Câu bị động (Passive Voice)
Câu bị động (Passive Voice) có chức năng nhấn mạnh đối tượng chịu ảnh hưởng bởi hành động, thay vì người thực hiện hành động như ở câu chủ động (Active Voice).
Cấu trúc câu bị động tổng quát: S + to be + Past Participle (V3)/ed + by + Object
Trong đó:
- Subject: Là người hoặc vật mà hành động ảnh hưởng đến
- be (in the appropriate tense): Là dạng của động từ “be” (am, is, are, was, were, will be, has been, etc.) phù hợp với thì của câu (hiện tại, quá khứ, tương lai, hoàn thành, v.v.)
- Past Participle (V3): Là dạng bị động của động từ (ví dụ: eaten, written, seen).
- by (optional): Thường được sử dụng để chỉ ra người hoặc vật thực hiện hành động (người làm)
- Agent (optional): Là người hoặc vật thực hiện hành động (nếu có)
Tìm hiểu thêm: Câu bị động tiếng Anh là gì? Kiến thức về câu bị động bạn cần nắm vững
1.11. Chuyên đề 11 – Câu giả định (Subjunctive)
Cấu trúc câu giả định (Hypothetical Sentences) trong tiếng Anh là loại câu được sử dụng để diễn đạt mong muốn ai đó làm gì. Câu giả định không mang tính ép buộc như câu mệnh lệnh. Có 4 dạng giả định phổ biến như sau:
- Câu giả định với “would rather that”: S1 + would rather that + S2 + V-ed/PI hoặc S1 + would rather that + S2 + had + V-ed/PII (ở quá khứ)
She would rather that he arrived earlier. (Cô ấy muốn anh ta đến sớm hơn.)
- Câu giả định với động từ: S1 + advise/ask/demand/require/… + that + S2 + …
She advised that he should take a break. (Cô ấy khuyên anh ta nên nghỉ ngơi.)
- Câu giả định với tính từ: It + to be + adj + that + S + V-inf
It’s important that she be present at the meeting. (Điều quan trọng là cô ấy phải có mặt trong cuộc họp.)
- Câu giả định dùng với “It’s time”: It’s time + S + V-ed/P2 hoặ It’s time + (for sb) + to + V-inf ….
It’s time for us to clean our room. (Đã đến lúc chúng ta phải đưa ra quyết định.)
1.12. Chuyên đề 12 – Câu gián tiếp trong ngữ pháp tiếng Anh THPT (Reported Speech)
Câu gián tiếp (Reported Speech) là cấu trúc ngữ pháp trong tiếng Anh được sử dụng để truyền đạt thông tin hoặc lời nói của người khác một cách gián tiếp, thay vì trích dẫn trực tiếp như trong câu trực tiếp (Direct Speech). Để chuyển câu sang dạng gián tiếp, ta phải biến đổi chủ ngữ – tân ngữ theo cú pháp và thì để phù hợp với ngữ cảnh. Dưới đây là cách chuyển đổi thì từ câu trực tiếp sang câu gián tiếp:
Công thức chuyển đổi trạng từ chỉ nơi chốn và thời gian sang câu gián tiếp:
- This → That
- Tonight → That night
- Today → That day
- Last week/ last month…→ the week before/ the month before
- These → Those
- Here → There
- Ago → Before
- Now → Then
- Yesterday → The day before
- Next + week/ month/… → the week after/ the month after
Tìm hiểu thêm: Câu gián tiếp, trực tiếp trong tiếng Anh và cách chuyển từ câu trực tiếp sang gián tiếp
1.13. Chuyên đề 13 – Mệnh đề quan hệ (Relative Clause)
Mệnh đề quan hệ trong tiếng Anh được sử dụng để bổ sung thông tin về một danh từ chỉ người, vật, hoặc thậm chí cả toàn bộ mệnh đề trong câu. Mệnh đề quan hệ thường bắt đầu bằng các đại từ quan hệ. Mục đích của mệnh đề quan hệ là xác định hoặc mô tả danh từ một cách chi tiết hơn.
Các đại từ quan hệ các bạn học sinh cần nắm được trong ngữ pháp tiếng Anh THPT gồm:
- Who: Đại từ quan hệ chỉ người, dùng để thay thế chủ ngữ, tân ngữ chỉ người;
- Whom: Đại từ quan hệ chỉ người, dùng để thay thế tân ngữ chỉ người;
- Which: Đại từ quan hệ dùng để chỉ sự vật, thay thế cho chủ ngữ và tân ngữ chỉ sự vật;
- That: Đại từ quan hệ sử dụng để chỉ cả người lẫn sự vật.
Tìm hiểu chi tiết: Tất tần tật kiến thức về mệnh đề quan hệ trong tiếng Anh
2. Tài liệu 20 chuyên đề ngữ pháp ôn luyện kỳ thi THPT Quốc gia
Tài liệu 20 chuyên đề ngữ pháp tiếng Anh là tài liệu ngữ pháp quan trọng, tổng hợp đầy đủ các ngữ pháp tiếng Anh cấp 3 cho các bạn học sinh trước khi bước vào kỳ thi THPT quốc gia. Dưới đây là bản PDF đầy đủ ngữ pháp kèm bài tập về 20 chuyên đề ngữ pháp toàn bộ được trích ra từ những đề thi từ nhiều năm trước đây. Tham khảo ngay:
>> [DOWNLOAD] 20 chuyên đề ngữ pháp THPT Quốc gia
Kết
Trên đây là bài viết Tổng hợp ngữ pháp tiếng Anh THPT Quốc gia dành cho các bạn học sinh cấp 3 trước khi bước vào kỳ thi. OEA chúc các bạn nắm chắc kiến thức và đạt được điểm số thật cao nhé!
———————————————
Kết nối với OEA Vietnam và cùng học tiếng Anh tại:
- Facebook: https://www.facebook.com/OEA.ENGLISH
- Youtube: https://www.youtube.com/@OEAVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/oeavietnam/