CÂU GIÁN TIẾP, TRỰC TIẾP TRONG TIẾNG ANH VÀ CÁCH CHUYỂN TỪ CÂU TRỰC TIẾP SANG GIÁN TIẾP

Thư viện tài liệu
31/07/2023
2434 lượt xem bài viết

Câu gián tiếp trực tiếp là một phần ngữ pháp rất quan trọng trong tiếng Anh. Có đến 73% đề bài thi tiếng Anh yêu cầu kiến thức về phần này. Vậy hôm nay, hãy cùng OEA Vietnam tìm hiểu khái niệm và cách chuyển từ câu trực tiếp sang gián tiếp ngay trong bài viết này nhé!

1. Định nghĩa câu gián tiếp, trực tiếp trong tiếng Anh

  • Câu trực tiếp (Direct speech)

Câu trực tiếp (Direct speech) là cách trình bày trực tiếp những lời nói, câu chữ mà người nói thực sự nói ra, mà không thay đổi hoặc thay đổi rất ít so với nguyên văn. Trong câu trực tiếp, người nói được trích dẫn trực tiếp với cùng ngôn ngữ và cú pháp ban đầu. Các câu trực tiếp thường được đặt trong dấu ngoặc kép và được trích dẫn chính xác như cách người nói diễn đạt.

Cấu trúc: [Mệnh đề tường thuật] + [“mệnh đề được tường thuật lại”]

Ví dụ:

Câu trực tiếp: “I love English.”

Câu trực tiếp sau khi trích dẫn: She said, “I love English.”

  • Câu gián tiếp (Indirect speech)

Câu gián tiếp (Indirect speech) là cách trình bày những lời nói, câu chữ của người khác thông qua sự trích dẫn hay tường thuật lại, mà không phải là nguyên văn. Ở dạng gián tiếp, người nói không diễn đạt trực tiếp những lời nói của người khác, mà thay vào đó, họ sử dụng ngôn ngữ của riêng mình để diễn đạt ý nghĩa của câu trực tiếp.

Cấu trúc gián tiếp thường sử dụng động từ “say” hoặc “tell” để chỉ ra người nói ban đầu và sau đó sử dụng giới từ “that” hoặc không có giới từ để đưa ra lời trích dẫn.

Cấu trúc: [Mệnh đề tường thuật] + that + [Mệnh đề được tường thuật lại]

Ví dụ:

“I love English.” – She said

⇒ She said that she loved English.

2. Các bước chuyển từ câu trực tiếp sang câu gián tiếp

  • Bước 1: Xác định động từ tường thuật (Reporting verb)

Từ tường thuật gồm các động từ như: tell, say, ask, require, deny….Trong đó tell-told và say-said là hai cấu trúc phổ biến nhất.

– Told thường được dùng khi thuật lại lời nói của người nào đó với một người thứ ba.

– Said thường được dùng khi thuật lại lời nói của người nào đó mà không nhắc đến người thứ ba.

  • Bước 2: Lùi thì của mệnh đề tường thuật trong  gián tiếp

Do hành động của mệnh đề được tường thuật đã kết thúc tại thời thời điểm nói nên không thể giữ nguyên thì ở dạng gián tiếp. Thay vào đó, động từ của mệnh đề tường thuật sẽ phải lùi một thì về quá khứ so với thì ở thời điểm nói. Cùng với đó là biến đổi các thành phần khác của câu theo quy tắc.

Tuy nhiên, nếu động từ tường thuật chia ở các thì hiện tại chúng ta giữ nguyên thì khi chuyển từ câu trực tiếp sang dạng gián tiếp (không lùi thì). 

Ví dụ: 

She says: “I’m going to Ha Noi next week“.
⇒ She says she is going to Ha Noi next week.

3. Quy tắc chuyển câu trực tiếp sang câu gián tiếp

Khi động từ tường thuật của câu ở thì quá khứ thì mệnh đề tường thuật lại phải lùi động từ chính và các thành phần khác trong câu theo quy tắc sau:

3.1. Quy tắc biến đổi thì và động từ khuyết thiếu 

Quy tắc biến đổi thì và động từ khuyết thiếu 
Quy tắc biến đổi thì và động từ khuyết thiếu

3.2. Quy tắc biến đổi đại từ và các từ hạn định

Quy tắc biến đổi đại từ và các từ hạn định
Quy tắc biến đổi đại từ và các từ hạn định

3.3. Quy tắc biến đổi trạng ngữ chỉ thời gian và nơi chốn

Quy tắc biến đổi trạng ngữ chỉ thời gian và nơi chốn
Quy tắc biến đổi trạng ngữ chỉ thời gian và nơi chốn

Lưu ý: Khi chuyển từ câu trực tiếp sang gián tiếp cần chú ý một số trường hợp sau đây không lùi thì động từ: 

  • Câu nói về chân lý, sự thật;
  • Mệnh đề ở thì quá khứ hoàn thành;
  • Trong câu có năm xác định;
  • Các câu có cấu trúc sau: if only, as if, as though, would rather, câu điều kiện loại 2, 3.

3. Các cấu trúc câu gián tiếp

3.1. Câu dạng trần thuật

Câu trần thuật gián tiếp là loại câu có thông tin được truyền đạt một cách trung lập và không thay đổi so với nguyên văn câu trực tiếp. Cấu trúc này thường dùng để trích dẫn lời nói của người khác mà không có sự thay đổi ý nghĩa.

Cấu trúc: S + động từ tường thuật (says/said/told…) + mệnh đề tường thuật

Ví dụ:

Tom said, “I am going to visit the museum tomorrow.”

⇒ Tom said that he was going to visit the museum the next day.

3.2. Câu dạng mệnh lệnh/ yêu cầu

Câu mệnh lệnh/ yêu cầu gián tiếp được sử dụng khi người nói muốn trích dẫn lại lời mời, yêu cầu hoặc mệnh lệnh của người khác mà không làm thay đổi ý nghĩa ban đầu.

Cấu trúc: S + asked/ told/ demanded,… + O + (not) + to V + …

Ví dụ: 

The teacher said, “Please be quiet in the classroom.”

⇒ The teacher asked the students to be quiet in the classroom.

3.3. Dạng câu hỏi

Cấu trúc gián tiếp dạng câu hỏi thường được sử dụng khi người nói muốn trích dẫn lại câu hỏi của người khác mà không thay đổi ý nghĩa ban đầu. Có 2 dạng là câu hỏi là Yes/No và Wh.

  • Dạng câu hỏi Yes/No
Cấu trúc: S+ asked/inquired/wondered/wanted to know + if/whether +S +V

Ví dụ:

She asked me “Did you go to the party last night?”

⇒ She wanted to know if I had gone to the party the night before.

  • Dạng câu hỏi Wh
Cấu trúc: S + asked (+O)/wanted to know/required/wondered + Wh-words + S + V.

Ví dụ: 

Tom asked, “What time is the meeting?”

⇒ Tom asked what time the meeting was.

3.3 Câu gián tiếp dạng câu cảm thán

Cấu trúc gián tiếp dạng câu cảm thán diễn tả cảm xúc, ngạc nhiên hoặc khen ngợi của người nói. Khi chuyển câu cảm thán từ trực tiếp sang gián tiếp, chúng ta thường sử dụng động từ nhấn mạnh như “exclaim,” “exclaim with joy,” “exclaim with surprise,” “praise,” “admire,”…

Cấu trúc: S+ said/told/exclaimed + that + S + V(lùi thì) + O

Ví dụ:

“What a beautiful day!”

⇒ He exclaimed with joy that it was such a beautiful day.

4. Một số trường hợp đặc biệt của câu gián tiếp

  • Chuyển câu dạng Shall/ Would 

Một số tình huống ta thương sử dụng Shall/ Would để diễn tả lời đề nghị hoặc lời mời. Khi chuyển sang câu gián tiếp, ta chuyển về cấu trúc của dạng câu mệnh lệnh, yêu cầu, đề nghị.

Ví dụ: 

“Would you like to have desserts?” – she asked. 

⇒ She offered to have desserts.

  • Chuyển câu dạng Will/would/can/could

Khi câu trục tiếp sử dụng Will/would/can/could để diễn tả yêu cầu lịch sự thì chuyển sang cấu trúc gián tiếp cũng sử dụng cấu trúc của câu mệnh lệnh, yêu cầu.

Ví dụ: 

“Can I borrow your bicycle?” – My sister asked. 

⇒ My sister asked me to borrow my bicycle.

  • Quá khứ giả định với wish

Với câu trực tiếp ở dạng câu giả định, ta sẽ chỉ biến đổi động từ wish lùi 1 thì, còn mệnh đề sau wish giữ nguyên.

Ví dụ: 

Nancy said, “I wish I were born in Korea” 

⇒ Nancy said that she wished she were born in Korea.

Kết

Trên đây là tổng hợp kiến thức cơ bản về câu gián tiếp trực tiếp và cách chuyển từ câu trực tiếp sang gián tiếp rong tiếng Anh. Hy vọng sau bài viết này, các bạn đã tự tin làm chủ kiến thức và sử dụng nhuần nhuyễn cấu trúc gián tiếp trong tiếng Anh.

———————————————

Kết nối với OEA Vietnam và cùng học tiếng Anh tại: