CÂU ĐIỀU KIỆN TRONG TIẾNG ANH: PHÂN LOẠI, CÔNG THỨC, CÁCH DÙNG CHI TIẾT NHẤT

Thư viện tài liệu
20/07/2023
3353 lượt xem bài viết

Câu điều kiện trong tiếng Anh là một trong những cấu trúc phổ biến nhất trong giao tiếp và văn bản học thuật. Trong bài viết này, hãy cùng OEA Vietnam tìm hiểu về định nghĩa, phân loại, công thức và cách dùng của câu điều kiện nhé!

1. Câu điều kiện trong tiếng Anh là gì?

Câu điều kiện (Conditional Sentences) là cấu trúc câu được dùng với mục đích diễn đạt, giải thích một sự việc có thể xảy trong điều kiện cụ thể nào đó. Dạng câu này thường có 2 mệnh đề là:

  • Mệnh đề chính (mệnh đề kết quả): thể hiện kết quả kéo theo từ tình huống có trong mệnh đề phụ. 
  • Mệnh đề phụ (mệnh đề điều kiện): mô tả điều kiện tình huống để mệnh đề chính trở thành sự thật.

Thông thường, mệnh đề phụ chứa “If” sẽ đứng trước mệnh đề chính. Giữa hai mệnh đề được ngăn cách bởi dấu phẩy. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, mệnh đề chính có thể được đảo lên đứng trước. Trường hợp này, nghĩa của câu không đổi và giữa hai mệnh đề sẽ không còn dấy phẩy ngăn cách. 

Ví dụ về câu điều kiện:

If I have enough time, I will learn to play the piano. (Nếu tôi có đủ thời gian, tôi sẽ học chơi piano.)

Câu điều kiện được cấu tạo bởi hai về chính - phụ, có quan hệ nguyên nhân - kết quả
Câu điều kiện được cấu tạo bởi hai về chính – phụ, có quan hệ nguyên nhân – kết quả

2. Phân loại các dạng câu điều kiện trong tiếng Anh

2.1. Tìm hiểu câu điều kiện loại 0 (Zero conditional)

Câu điều kiện loại 0 thường được dùng để chỉ những sự thật hiển nhiên, hoặc những sự kiện mang tính chân lý, không thể thay đổi. 

2.1.1. Công thức 

Mệnh đề phụ Mệnh đề chính
If + S + V (s/es)

(Thì hiện tại đơn)

S + V (s/es)

(Thì hiện tại đơn)

Ví dụ minh họa:

If the temperature drops below freezing point, water turns into ice. (Nếu nhiệt độ giảm xuống dưới điểm đông, nước sẽ biến thành băng.)

2.1.2. Trường hợp sử dụng 

  • Thể hiện hành động thường xuyên xảy ra, một thói quen 

Ví dụ: If it rains, I always take my umbrella. (Nếu trời mưa, tôi luôn mang ô.)

  • Diễn tả một sự thật hiển nhiên, kết quả tất yếu sẽ xảy ra từ một điều kiện cụ thể

Ví dụ: If you heat ice, it melts and turns into water. (Nếu bạn nung đá, nó sẽ tan chảy và trở thành nước.)

  • Đưa ra lời đề nghị hoặc chỉ dẫn

Ví dụ: If you have any questions, please ask (Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng hỏi.)

2.2. Tìm hiểu câu điều kiện loại 1 (Conditional sentences type 1)

Câu điều kiện loại 1 thường dùng để diễn tả sự việc có thực ở hiện tại với điều kiện cụ thể có trong hiện tại hoặc tương lai.

2.2.1. Công thức 

Mệnh đề phụ Mệnh đề chính
If + S + V (s/es)

(Thì hiện tại đơn)

S + will + V (bare)

(Thì tương lai đơn)

Ví dụ minh họa: 

If I have enough time, I will learn to play the piano. (Nếu tôi có đủ thời gian, tôi sẽ học chơi piano.)

2.2.2. Trường hợp sử dụng

  • Khi diễn tả một sự việc có thể xảy ra trong hiện tại hoặc tương lai

Ví dụ: If I have time, I will help you with your project. (Nếu tôi có thời gian, tôi sẽ giúp bạn với dự án của bạn.)

  • Dùng trong câu cho phép, đồng ý,… thường dùng với “may/can” trong mệnh đề chính

Ví dụ: If he agrees, we may proceed with the plan.(Nếu anh ấy đồng ý, chúng ta có thể tiếp tục với kế hoạch.)

  • Sử dụng khi đề nghị, yêu cầu, gợi ý, khuyên nhủ ai đó, thường dùng với “must/have to/ought to/should/..” trong mệnh đề chính

Ví dụ: If you want to lose weight, you should eat a balanced diet and exercise regularly. (Nếu bạn muốn giảm cân, bạn nên ăn một chế độ ăn cân đối và tập luyện đều đặn.)

Câu điều kiện loại 1 diễn tả quan hệ nhân quả của một sự việc có thể xảy ra trong tương lai
Câu điều kiện loại 1 diễn tả quan hệ nhân quả của một sự việc có thể xảy ra trong tương lai

2.3. Tìm hiểu câu điều kiện loại 2 (Conditional sentences type 2)

Câu điều kiện loại 2 dùng để diễn đạt điều kiện trái với thực tế, không có thật ở hiện tại.

2.3.1. Công thức 

Mệnh đề phụ Mệnh đề chính
If + S + V-ed

(Thì quá khứ đơn)

S + would/ could/ might + V(bare)

Ví dụ minh họa:

If it stopped raining, we would go for a walk in the park. (Nếu mưa dừng, chúng ta sẽ đi dạo trong công viên.)

2.3.2. Trường hợp sử dụng

Sử dụng câu điều kiện loại 2 để đặt giả thiết về kết quả có thể xảy ra dựa trên những tình huống không có thật ở hiện tại.

Ví dụ: If I had been rich, I would spend 1 million dollar for the orphanage. (Nếu tôi giàu, tôi sẽ chi 1 triệu đô la cho trại trẻ mồ côi.)

2.4. Tìm hiểu câu điều kiện loại 3 (Conditional sentences type 3)

Câu điều kiện loại 3 dùng để diễn đạt điều kiện trái với những gì ở quá khứ, không có thật ở quá khứ.

2.4.1. Công thức 

Mệnh đề phụ Mệnh đề chính
If + S + had + V(pp)

(Thì quá khứ hoàn thành)

S + would + have + V(pp)

Ví dụ minh họa:

If he had listened to my advice, he wouldn’t have made that mistake. (Nếu anh ấy đã lắng nghe lời khuyên của tôi, anh ấy sẽ không mắc phải sai lầm đó.)

2.4.2. Trường hợp sử dụng

Sử dụng câu điều kiện loại 3 trong trường hợp mô tả một giả thiết không trong quá khứ, dẫn tới một kết quả cũng không có thực trong quá khứ.

Ví dụ: If I had studied medicine, I would have become a doctor. (Nếu tôi đã học y, tôi đã trở thành bác sĩ.)

2.5. Câu điều kiện hỗn hợp (Mixed conditional)

Câu điều kiện hỗn hợp là sự kết hợp giữa mệnh đề chính – phụ của 2 loại câu mệnh đề khác nhau. 

2.5.1. Công thức câu điều kiện hỗn hợp

a) Câu điều kiện hỗn hợp loại 3, 2

Mệnh đề phụ Mệnh đề chính
If + S + had + V(pp)

(Thì quá khứ hoàn thành)

S + would + V(bare)

Ví dụ minh họa:

If he had saved money, he would be able to afford the trip. (Nếu anh ấy tiết kiệm tiền, anh ấy sẽ có đủ tiền để đi du lịch.)

b) Câu điều kiện hỗn hợp loại 2, 3

Mệnh đề phụ Mệnh đề chính
If + S + V-ed

(Thì quá khứ đơn)

S + would + have + V(pp)

Ví dụ minh họa:

If we known about the concert, we would have bought tickets. (Nếu chúng ta biết về buổi hòa nhạc, chúng ta đã mua vé.)

2.5.2. Cách dùng

– Câu điều kiện kết hợp loại 3 và loại 2 thường dùng để diễn tả một giả thiết không có thực trong quá khứ, dẫn tới kết quả không có thực ở thì hiện tại.

– Câu điều kiện kết hợp loại 2 và loại 3 thường dùng cho giả thiết không có thực ở cả quá khứ lẫn hiện tại, dẫn tới một kết quả không có thực ở quá khứ. 

Có nhiều cách kết hợp các vế của câu điều kiện khác nhau cho từng tình huống
Có nhiều cách kết hợp các vế của câu điều kiện khác nhau cho từng tình huống

3. Một số cách thay thế “if” trong mệnh đề phụ 

Từ “If” trong mệnh đề phụ của câu điều kiện loại 0,1,2 có thể được thay thế bằng nhiều từ khác trong từng trường hợp cụ thể dưới đây:

3.1. So/as long as, Provided/providing that, In case

Các từ này thường được dùng khi mệnh đề chính không phải là một giả thiết.

Ví dụ: 

  • You can go to the party, as long as coming back before midnight. (Bạn có thể đi dự tiệc, miễn là về trước nửa đêm.)
  • We will go for a walk in case it stops raining. (Chúng ta sẽ đi dạo trong trường hợp trời ngừng mưa.)
  • I’ll help you with your homework, provided that you pay attention in class next time. (Tôi sẽ giúp bạn làm bài tập, miễn là bạn chú ý nghe giảng trong lớp lần sau.)

3.2. Even if (ngay cả khi)

‘Even if’ thường được dùng để diễn tả một kết quả sẽ luôn xảy ra cho dù điều kiện có thay đổi như thế nào. 

Ví dụ:

Even if I had the money, I wouldn’t buy that expensive car. (Dù có tiền, tôi cũng không mua chiếc xe đắt đỏ đó.)

3.3. Without (nếu không)

‘Without’ thường dùng trong trường hợp giả định mệnh đề chính sẽ thay đổi như thế nào, nếu như một sự việc trong mệnh đề phụ không xảy ra. 

Ví dụ:

Without your help, I wouldn’t have finished the project on time. (Nếu không có sự giúp đỡ của bạn, tôi sẽ không hoàn thành dự án đúng hạn.)

3.4. Supposing/suppose (giả sử)

‘Suppose/Supposing’ thay thế cho “if” khi câu đặt ra một giả thiết nào đó.

Ví dụ:

  • Suppose the train is delayed, we may miss our flight. (Giả sử tàu bị chậm, có thể chúng ta sẽ lỡ chuyến bay.)
  • Supposing you fail the exam, what will your parents say? (Giả sử bạn trượt kỳ thi, bố mẹ bạn sẽ nói gì?)

Kết

Trên đây là toàn bộ nội dung cơ bản về cấu trúc câu điều kiện trong tiếng Anh. Hy vọng nội dung kiến thức trên đã giúp bạn nắm rõ hơn về công thức và cách sử dụng chúng. Chúc các bạn thành công!

———————————————

Kết nối với OEA Vietnam và cùng học tiếng Anh tại: