BẬT MÍ PHƯƠNG PHÁP VÀ LỘ TRÌNH DẠY TIẾNG ANH TẠI NHÀ CHO BÉ

Góc chia sẻ
25/07/2023
3335 lượt xem bài viết

Muốn dạy tiếng Anh tại nhà cho bé nhưng không biết bắt đầu từ đâu, phương pháp dạy nào hiệu quả. Cùng OEA Vietnam bật mí phương pháp và lộ trình dạy tiếng Anh cho bé hiệu quả ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1. Phương pháp dạy tiếng Anh tại nhà cho bé

Phương pháp là điều đầu tiên phụ huynh cần nắm được trước khi dạy tiếng Anh tại nhà cho bé. Trong đó, mỗi kỹ năng nghe, nói, đọc, viết lại có một cách học riêng. Tham khảo ngay phương pháp dạy từng kỹ năng cho bé ngay dưới đây để con có định hướng phát triển ngôn ngữ tốt nhất cho con nhé!

1.1. Phương pháp dạy nghe tiếng Anh tại nhà

1.1.1. Luyện nghe thụ động (Passive Listening)

Kỹ năng nghe vốn hình thành từ bản năng của mỗi đứa trẻ. Tận dụng lợi thế này, ba mẹ có thể cho con luyện nghe thụ động (Passive Listening) từ sớm. Giai đoạn thích hợp là từ 0 – 2 tuổi. Hoạt động nghe thụ động sẽ giúp bé làm quen với phát âm của người bản xứ. Tác động tích cực đến khả năng nghe hiểu tiếng Anh của bé và giúp con có khả năng chuẩn hoá phát âm một cách tự nhiên. 

1.1.2. Nghe – Bắt chước (Shadowing)

Khi bé lớn lên và bắt đầu thành thạo tiếng Việt, ba mẹ có thể bắt đầu cho con tiếp cận phương pháp “Shadowing” (Nghe – Bắt chước). Phương pháp này giúp bé có thể học mọi lúc mọi nơi, tập trung vào những gì đang nghe.

Ba mẹ có thể bật cho bé xem một đoạn phim hoạt hình, hoặc bài nhạc bằng tiếng Anh mà con yêu thích. Sau đó, cùng con nhại lại những gì nghe được sao cho đúng khẩu hình, ngữ điệu và phát âm nghe được. Bằng cách này, bé có thể học tự do mà không cần ngồi vào bàn học. Đồng thời, rèn luyện cho bé sự tập trung vào những gì nghe được, tăng sự tập trung và cải thiện kỹ năng nghe – hiểu về sau.

Cải thiện kỹ năng nghe - nói đồng thời với phương pháp Shadowing khi dạy tiếng Anh tại nhà cho bé
Cải thiện kỹ năng nghe – nói đồng thời với phương pháp Shadowing khi dạy tiếng Anh tại nhà cho bé

1.2. Phương pháp học nói

1.2.1. Bảng phiên âm IPA

Phương pháp “học bắt chước” có thể giúp các bé cải thiện kỹ năng nghe – nói đồng thời. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là trẻ sẽ thiếu đi nền tảng. Vì vậy, dạy con nắm vững bảng IPA là điều cần thiết để cải thiện kỹ năng nói chuyên sâu. Hãy để bé nắm vững phát âm của bảng IPA. Sau đó áp dụng vào thực hành hàng ngày để hoàn thiện kỹ năng nói nhanh hơn. 

Tìm hiểu thêm: Bảng phiên âm tiếng Anh IPA là gì? Vai trò của bảng IPA với việc dạy và học tiếng Anh là gì?

1.2.2. Dạy tiếng Anh tại nhà qua tương tác hàng ngày

Ba mẹ có thể dạy tiếng Anh tại nhà cho bé bằng cách tạo môi trường tiếp xúc với tiếng Anh hàng ngày. 

Ví dụ, hãy hỏi con các câu tiếng Anh cơ bản như “How are you today”, “What do you want to eat today?”,… và hướng dẫn bé cách trả lời. Hoặc có thể cho con tham gia các nhóm học tiếng Anh, câu lạc bộ tiếng Anh để con có cơ hội gặp gỡ và tương tác với các bạn đồng trang lứa. Sự thoải mái và hào hứng từ bạn bè sẽ giúp bé tự tin luyện tập kỹ năng nói tiếng Anh hơn.

1.3. Phương pháp học đọc

Trước khi dạy bé đọc tiếng Anh tại nhà, ba mẹ cần giúp bé tích lũy một lượng từ vựng và cấu trúc cơ bản về các chủ đề quen thuộc. Các chủ đề cơ bản bao gồm: gia đình, trường học, đồ chơi, màu sắc, nghề nghiệp,… 

Để việc học đọc trở nên hiệu quả, ba mẹ cũng cần hình thành cho con thói quen đọc hằng ngày. Mỗi tối, ba mẹ có thể dành từ 25 – 30 phút để cùng con đọc những mẩu truyện tranh, truyện cổ tích bằng tiếng Anh. Điều này có thể giúp bé ghi nhớ từ vựng một cách tự nhiên, biết sử dụng từ theo ngữ cảnh thay vì “học vẹt” theo cách truyền thống.

Dành thời gian cùng con đọc những mẩu truyện ngắn là cách dạy tiếng Anh tại nhà vô cùng hiệu quả
Dành thời gian cùng con đọc những mẩu truyện ngắn là cách dạy tiếng Anh tại nhà vô cùng hiệu quả

1.4. Phương pháp dạy viết tiếng Anh cho bé

Kỹ năng viết được coi là kỹ năng khó nhất khi dạy tiếng Anh cho trẻ nhỏ. Độ tuổi phù hợp để dạy bé viết tiếng Anh là từ 9 tuổi trở lên. Bởi lẽ phải đến độ tuổi này, bé mới hoàn thiện kỹ năng viết và nắm được các từ vựng cơ bản trong tiếng Anh. 

Trước hết, để dạy cho bé viết tốt, ba mẹ cần trang bị cho con một lượng kiến thức về ngữ pháp cơ bản bao gồm: 

  • Phân loại từ vựng (danh từ, động từ, tính từ, trạng từ) trong tiếng Anh;
  • 12 thì cơ bản trong tiếng Anh;
  • Vị trí các từ trong một mệnh đề đơn giản;..

Sau khi hiểu về ngữ pháp cơ bản, ba mẹ có thể bắt đầu giao cho bé viết đoạn văn về một chủ đề cụ thể. Các chủ đề từ dễ nhất như giới thiệu bản thân, cho đến các bài miêu tả về sự vật, sự việc xung quanh. Ngoài ra, ba mẹ cũng nên khuyến khích con viết nhật ký bằng tiếng Anh. Vừa giúp con cải thiện kỹ năng viết, vừa giúp bé cải thiện kỹ năng tổng hợp, lập luận logic về sau.

2. Lộ trình dạy tiếng Anh tại nhà theo tiêu chuẩn quốc tế cho bé 

Trong các chứng chỉ quốc tế Cambridge do Hội đồng Khảo thí Tiếng Anh ĐH Cambridge tổ chức thi và cấp bằng, có ba chứng chỉ Anh ngữ dành cho trẻ em được công nhận phổ biến nhất, được phân loại theo độ khó tăng dần với 3 cấp độ:

  1. Khởi động (Starter)
  2. Tăng tốc (Mover)
  3. Cất cánh (Flyer)

Theo đó, mỗi cấp độ khác nhau sẽ phù hợp với từng độ tuổi và năng lực tiếp thu khác nhau của trẻ.

2.1. Khởi động (Starter) phù hợp với trẻ từ 6 – 7 tuổi

Từ 6 – 7 tuổi là khoảng thời gian lý tưởng để bố mẹ bắt đầu dạy tiếng Anh tại nhà một cách bài bản cho bé. Trong giai đoạn “khởi động” này, ba mẹ nên đặt ra những mục tiêu nhỏ. Mục tiêu về số lượng từ vựng con nghe được, số từ con đọc đúng, bài hát con hát theo được,… Vốn là để các con quen dần với ngôn ngữ tiếng Anh trong cuộc sống hàng ngày. 

Ở giai đoạn này, ba mẹ nên tập trung vào 2 kỹ năng nghe và nói trước. Làm sao để lồng ghép khéo léo được những từ vựng và ngữ pháp vào phương pháp nghe thụ động và nghe – bắt chước. Dần dần rèn luyện cho bé khả năng thích nghi và phản xạ nhanh nhạy với hai kỹ năng này. 

“Học mà chơi, chơi mà học” - Học tiếng Anh không áp lực
“Học mà chơi, chơi mà học” – Học tiếng Anh không áp lực

Đối với kỹ năng đọc, đây cũng là giai đoạn bé cần làm quen với bảng chữ cái Alphabet và cách phát âm chữ cái trong tiếng Anh. Ngoài ra, ba mẹ có thể tìm thêm các bộ sách tiếng Anh của NXB Oxford và Cambridge để con học từ vựng theo các chủ đề cơ bản trong đó. 

2.2. Tăng tốc (Mover) phù hợp với trẻ từ 8 – 9 tuổi

Lớn hơn một chút, khi con bước đến độ tuổi 8 – 9 tuổi, bé sẽ bước vào giai đoạn “tăng tốc” trong việc học tiếng Anh. Con không còn cần làm quen với tiếng Anh nữa. Thay vào đó, ba mẹ nên dạy tiếng Anh cho bé kiến thức ở mức độ nâng cao hơn, ở phạm vi rộng hơn. 

Mục tiêu của giai đoạn này là giúp bé nâng cấp lượng từ vựng và nắm vững ngữ pháp để áp dụng cho 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Vậy nên ba mẹ có thể mở rộng cho bé học thêm về các cụm từ, liên từ, giới từ trong tiếng Anh. Song song với đó là trau dồi ngữ pháp và bổ sung các cấu trúc câu, thành ngữ thường dùng trong tiếng Anh để bé thực sự “tăng tốc” trong quá trình này. 

Ngoải ra, ba mẹ cũng nên nắm bắt khả năng tiếp thu của con để áp dụng các phương pháp học sao cho hợp lý. Nếu cảm thấy con tiếp thu chậm, ba mẹ không nên “thúc ép” con quá đà, dễ khiến bé thấy áp lực và ghét học. Hãy theo sát kết quả học tập của con thường xuyên để đưa ra lời khuyên và cách luyện tập tại nhà phù hợp nhất cho bé. 

2.3. Cất cánh (Flyer) phù hợp với trẻ từ 10 – 11 tuổi

Từ 10 – 11 tuổi, trẻ đã có tư duy ngôn ngữ tương đối hoàn thiện. Khi đó, mức độ kiến thức mà bé có thể tiếp thu cũng tăng. Đây cũng là giai đoạn bé cần phát triển cả bốn kỹ năng và nâng cao kỹ năng đọc, viết nhiều hơn. 

Thay vì kiến thức cơ bản, gắn với đời sống thực tiễn, các con cần được dạy thêm các thuật ngữ chuyên ngành, làm quen với ngôn ngữ thuyết trình, trình bày ý kiến trước đám đông,.. Cùng với đó là khả năng viết các đoạn văn, bài văn dài với quan điểm sâu sắc hơn, đòi hỏi tư duy và lập luận nhiều hơn. 

Nâng cao và mở rộng kiến thức, giúp con nâng tầm hiểu biết của mình
Nâng cao và mở rộng kiến thức, giúp con nâng tầm hiểu biết của mình

Ba mẹ nên nhớ, đến giai đoạn “cất cánh”, thứ con học không chỉ dừng lại ở tiếng Anh mà cần được mở rộng đến những kỹ năng mềm khác. Đó là sự tự tin trong giao tiếp, thuyết trình, khả năng phản biện, khả năng quan sát và nêu dẫn chứng,… Dạy tiếng Anh tại nhà cần có đủ các yếu tố này mới thực sự giúp bé “cất cánh” chạm tới những ước mơ về sau. 

Kết

Trên đây là bật mí phương pháp và lộ trình dạy tiếng Anh tại nhà cho bé mà ba mẹ nên biết. OEA Vietnam hy vọng rằng, với bài viết trên, các ba mẹ sẽ biết cách dạy tiếng Anh con sao cho đúng, cùng con chinh phục mục tiêu ngôn ngữ của mình trong tương lai. 

———————————————

Kết nối với OEA Vietnam và cùng học tiếng Anh tại: