6 NGUYÊN TẮC DẠY TIẾNG ANH CHO TRẺ MÀ BA MẸ NÀO CŨNG NÊN BIẾT

Góc chia sẻ
10/07/2023
3247 lượt xem bài viết

Muốn con biết ngoại ngữ từ sớm, nhiều ba mẹ đã áp dụng các phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Vậy ba mẹ cần nắm nguyên tắc gì khi dạy để trẻ tiếp thu tiếng Anh hiệu quả? Hãy cùng OEA Vietnam đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé! 

1. Những điều cần biết trước khi dạy tiếng Anh cho trẻ

1.1. Cách trẻ tiếp thu một ngôn ngữ

Đối với tiếng mẹ đẻ, trẻ sẽ tập nghe trước. Đó có thể là lời ru hoặc qua lời trò chuyện của người lớn. Sau đó, trẻ bắt chước và học nói theo khẩu hình của người lớn. Dần dần, khi vốn từ ngày một cải thiện, trẻ sẽ giao tiếp được bằng các câu hoàn chỉnh. Kỹ năng đọc và viết là hai kỹ năng sau cùng mà trẻ được học, khi bắt đầu vào lớp 1. 

Có thể thấy, đây là quá trình tiếp thu ngôn ngữ tự nhiên, dựa theo bản năng và chỉ mất vài năm để sử dụng ngôn ngữ một cách thuần thục. Tương tự, việc dạy tiếng Anh cho trẻ cũng sẽ dễ dàng hơn nếu áp dụng theo cách này.

1.2. Độ tuổi phù hợp để dạy tiếng Anh cho trẻ

Độ tuổi phù hợp nhất để dạy tiếng Anh cho trẻ là từ 4 – 6 tuổi. Đây là giai đoạn vàng để trẻ ghi nhớ và phản xạ ngôn ngữ một cách tốt nhất.

Theo chuyên gia ngôn ngữ – Elaine Schneider (Giáo sư trường Đại học California State), cho trẻ tiếp xúc với tiếng Anh từ nhỏ có thể giúp trẻ phát âm chuẩn xác hơn. Bởi lẽ, trong giai đoạn này, bộ não đang phát triển nên rất nhạy cảm, giúp trẻ có thể bắt chước những gì đã nghe ngay lập tức. Hơn nữa, khi học ngoại ngữ trong độ tuổi này, trẻ sẽ có cơ hội mở rộng hiểu biết về văn hóa bản xứ của các quốc gia trên thế giới. 

Độ tuổi phù hợp nhất để dạy tiếng Anh cho trẻ là từ 4 - 6 tuổi
Độ tuổi phù hợp nhất để dạy tiếng Anh cho trẻ là từ 4 – 6 tuổi

Tìm hiểu thêm: Học tiếng Anh mẫu giáo: Nên hay không?

2. 6 nguyên tắc cần biết khi dạy tiếng Anh cho trẻ

Dạy tiếng Anh cho trẻ không khó, tuy nhiên để dạy đúng và cho trẻ tiếp thu hiệu quả, người dạy cần nhớ 6 nguyên tắc dưới đây. 

2.1. Học và chơi kết hợp

Trẻ con thường thích chơi hơn học. Vì vậy, để con ghi nhớ từ tiếng Anh tốt hơn, ba mẹ và giáo viên nên khéo léo đưa kiến thức vào các trò chơi. Mục đích để các con cảm thấy dễ dàng và vui vẻ hơn khi tiếp cận một ngôn ngữ mới. 

Ba mẹ có thể tổ chức các trò chơi đơn giản qua các từ vựng tiếng Anh như nối từ với hình ảnh, đuổi hình bắt chữ, chạm vào vật và hô tên,… Rồi dần dần nâng độ khó các từ lên để con thích nghi với phát âm và ngữ pháp. 

Nguyên tắc này tập trung vào sự tự nhiên, “dạy như không dạy”. Đây là điều cần thiết để trẻ học hỏi nhanh chóng bất kỳ một kiến thức nào, không chỉ tiếng Anh.

2.2. Tăng thực hành, giảm lý thuyết

“Học” và “thực hành” là hai yếu tố song hành không thể thiếu trong bất kỳ môn học nào. Tương tự với tiếng Anh, liệu trẻ có thể tiếp thu tốt trong một giờ học toàn lý thuyết không?

Trẻ nhỏ thường ít trải nghiệm và vốn sống hơn người lớn. Vì thế, để hiểu rõ một định nghĩa mới, chúng cần được thực hành, cần được hành động trong môi trường thực tế. Khi trí tò mò, bản năng tìm tòi được kích hoạt, trẻ sẽ hiểu và bắt chước theo rất nhanh. 

Áp dụng nguyên tắc này trong dạy tiếng Anh cho trẻ, ba mẹ cần xây dựng môi trường sử dụng tiếng Anh tự nhiên trong cuộc sống hàng ngày của trẻ. Ba mẹ có thể hỏi con những câu tiếng Anh đơn giản, cùng con hát các bài hát thiếu nhi, đọc truyện bằng tiếng Anh. Hoạt động này không chỉ giúp trẻ sớm ghi nhớ được các từ vựng tiếng Anh, mà còn hình thành thói quen học tập riêng cho con. Từ đó, tạo nền tảng tư duy và tăng thêm trải nghiệm cho con sau này.

Khi dạy tiếng Anh cần tập trung thực hành thay vì lý thuyết
Khi dạy tiếng Anh cần tập trung thực hành thay vì lý thuyết

2.3. Dạy tiếng Anh sáng tạo, hạn chế phụ thuộc vào sách

Mỗi đứa trẻ đều sở hữu cho mình trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo đặc biệt. Để trẻ học theo giáo trình một cách rập khuôn sẽ vô hình hạn chế đi năng lực sáng tạo trong trẻ. Vì vậy, khi dạy tiếng Anh, ba mẹ và giáo viên cần linh hoạt trong hình thức dạy, đổi mới giáo cụ để tăng sự hào hứng cho trẻ. 

Ba mẹ có thể tổ chức các trò chơi, hát theo nhạc hoặc đóng kịch bằng tiếng Anh để vừa tăng tương tác, vừa giúp trẻ thực hành kiến thức được học theo cách mới. Thúc đẩy khả năng nắm bắt và phát triển tư duy ngôn ngữ của trẻ ở 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết. Từ đó, giúp việc dạy tiếng Anh cho trẻ trở nên hiệu quả hơn. 

2.4. Dạy tiếng Anh cho trẻ qua kỹ thuật bắt chước 

Khi mới bắt đầu cho con học tiếng Anh, có rất nhiều ba mẹ tập trung ngay vào dạy ngữ pháp cho con. Song, theo như nguyên lý học ngôn ngữ hiệu quả, tốt nhất phụ huynh nên để trẻ được tự nhiên học qua việc bắt chước.

Hãy cho trẻ bắt đầu nghe – bắt chước từ những từ vựng tiếng Anh đơn giản xuất hiện trong gia đình. Sau đó, nâng dần lên các mẫu câu giao tiếp cơ bản: Giới thiệu bản thân; Giới thiệu gia đình, nghề nghiệp và sở thích,…. để trẻ có thể nhanh chóng áp dụng vào đời sống thường ngày. 

Với nguyên tắc này, ba mẹ nên chủ động là người đặt ra các câu hỏi về tiếng Anh cho con. Đó nên là những câu giao tiếp, câu thoại ngắn, dễ nhớ và dễ phát âm để trẻ có thể nghe và bắt chước nói theo. Quan trọng nhất là phát âm chuẩn, hiểu đúng từ. Ba mẹ đừng nên quá nóng vội mà quên đi “chất lượng” kiến thức con nạp vào trong giai đoạn này nhé!     

Hãy cho trẻ bắt đầu nghe - bắt chước từ những từ vựng tiếng Anh đơn giản
Hãy cho trẻ bắt đầu nghe – bắt chước từ những từ vựng tiếng Anh đơn giản

2.5. Nghe và nói tiếng Anh chủ động 

Dạy tiếng Anh cho trẻ hiệu quả là khi trẻ có thể tự tin nói và chủ động sử dụng tiếng Anh trong cuộc sống hàng ngày. Thay vì cố gắng “nhồi nhét” hay bắt con “học vẹt” từ vựng và ngữ pháp, phụ huynh nên khuyến khích con nói nhiều hơn. 

Thời gian đầu luyện tập, chắc chắn trẻ không tránh khỏi việc nói sai. Lúc này, ba mẹ nên nhẹ nhàng điều chỉnh và “nắn” lại cho con sao cho đúng. Khi trẻ chủ động nói tiếng Anh nhiều hơn, chúng sẽ tự xây dựng cho mình những quy tắc ghi nhớ từ và quy tắc phát âm chuẩn. Từ đó, góp phần xây nên những bước nền móng đầu tiên cho năng lực ngôn ngữ và tư duy phát triển.

2.6. Khích lệ thay vì tập trung vào lỗi sai

Điểm số thường là căn cứ để đánh giá năng lực của người học trong bất kỳ môn học nào. Tuy nhiên, ba mẹ không nên vì vậy mà lấy điểm số ra làm “mục tiêu cuối cùng” mà con cần đạt được. Vì có thể khiến việc học trở thành một nghĩa vụ, gây áp lực cho con trong quá trình học.

Do vậy, ngay từ khi bắt đầu dạy tiếng Anh, phụ huynh cần chú ý việc khuyến khích con sao cho khéo. Thay vì so sánh con với các bạn khác, hãy hỏi các câu hỏi như “Hôm nay con học có vui không?”, “Bài học có gì thú vị không?”. Ba mẹ nên làm “bạn” của con, cùng con lắng nghe những tâm sự, chia sẻ… Dần dần tạo sự gắn kết, thấu hiểu lẫn nhau, giúp con tìm ra hướng đi đúng nhất.

Hãy nhớ rằng, cảm xúc quyết định tất cả. Một khi tinh thần thoải mái thì chắc chắn con học sẽ tiến bộ nhanh hơn.

Kết

Hy vọng sau bài viết này, OEA Vietnam đã giúp các bậc phụ huynh nắm được các nguyên tắc dạy tiếng Anh cho trẻ khi mới bắt đầu. Đồng thời, biết thêm được các kiến thức liên quan đến phát triển tư duy ngôn ngữ cho trẻ tại nhà. 

—————————————

Kết nối với OEA Vietnam và cùng học tiếng Anh tại: