TỔNG HỢP CÁC CẤU TRÚC TIẾNG ANH CƠ BẢN NHẤT CHO NGƯỜI MỚI HỌC

Góc chia sẻ
14/06/2023
3001 lượt xem bài viết

Khi bắt đầu học tiếng Anh, việc nắm vững các cấu trúc ngữ pháp cơ bản là rất quan trọng. Các cấu trúc này cung cấp nền tảng cho việc học và sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh. Trong bài viết này, hãy cùng OEA Vietnam tìm hiểu về các cấu trúc tiếng Anh cơ bản và các nguyên tắc ngữ pháp trong tiếng Anh cho người mới học nhé!

1. Ngữ pháp tiếng Anh cơ bản

1.1. Tìm hiểu về các thành phần câu tiếng Anh cơ bản

Cấu trúc câu là một phần quan trọng của ngữ pháp tiếng Anh. Nắm vững các thành phần cấu trúc trong câu giúp biết cách sử dụng tiếng Anh để truyền đạt ý nghĩa một cách chính xác hơn. Một câu tiếng Anh cơ bản thường được tạo nên bởi các thành phần sau:

  • Chủ ngữ (Subject): Chủ ngữ là người, vật, hoặc khái niệm mà câu đang nói đến. Nó thường là danh từ (noun) hoặc đại từ (pronoun). 

Ví dụ: “Henry” trong câu “Henry is studying.”

  • Động từ (Verb): Động từ có vai trò diễn tả hành động hoặc trạng thái của chủ ngữ. Bao gồm hai loại chính là động từ hành động (action verbs) và động từ trạng thái (state verbs). 

Ví dụ: “is working” trong câu “John is working.”

  • Tân ngữ (Object): Tân ngữ là người, vật hoặc khái niệm nhận hành động từ chủ ngữ (Có thể là một danh từ hoặc đại từ).

Ví dụ: “books” trong câu “John is reading books.”

  • Bổ ngữ (Complement): Bổ ngữ có chức năng cung cấp thông tin bổ sung về chủ ngữ hoặc tân ngữ. Nó có thể là một danh từ, tính từ, giới từ, hoặc mệnh đề. 

Ví dụ: “happy” trong câu “She is happy.”

  • Trạng từ (Adverb): Trạng từ dùng để diễn tả các thông tin bổ sung về động từ, tính từ, hoặc trạng thái. Thường trả lời cho các câu hỏi như “how” (như thế nào), “when” (khi nào), “where” (ở đâu), “why” (tại sao), v.v. 

Ví dụ: “quickly” trong câu “She runs quickly.”

  • Liên từ (Conjunction): Liên từ được sử dụng để kết nối các từ, cụm từ hoặc câu trong câu hoặc giữa các câu.

Ví dụ: “and,” “but,” “or,” “because,” v.v.

  • Từ loại khác (Other Parts of Speech): Ngoài các thành phần trên, còn có các từ loại khác như giới từ (preposition), từ nối (conjunction), từ chỉ số lượng (quantifier), từ chỉ thời gian (time marker), v.v. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định nghĩa và cấu trúc của câu.

1.2. Cấu trúc câu tiếng Anh cơ bản nhất

Đối với người mới bắt đầu học, có một số cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh cơ bản mà bạn nên biết như sau: 

  • Cấu trúc câu đơn (Simple Sentences): gồm một chủ ngữ (subject) và một động từ (verb). 

Ví dụ: “She sings.”

  • Cấu trúc câu phức (Complex Sentences): bao gồm một câu chính (main clause) và một hoặc nhiều câu phụ (subordinate clauses). 

Ví dụ: “I studied hard because I wanted to pass the exam.”

  • Cấu trúc câu hỏi (Question Sentences): thường có thứ tự đảo ngữ giữa chủ ngữ và động từ. 

Ví dụ: “Did you go to the party?”

  • Cấu trúc câu phủ định (Negative Sentences): Cấu trúc này thêm từ phủ định vào câu (do not/does not).

Ví dụ: “She does not like coffee.”

  • Cấu trúc câu phủ định phức tạp (Negative Complex Sentences): Cấu trúc này kết hợp câu phủ định với câu phức. 

Ví dụ: “I don’t know what he said.”

2. Tổng hợp 6 cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh cơ bản cho người mới bắt đầu

2.1. Câu bị động (Passive Voice)

  • Mục đích sử dụng: dùng để nhấn mạnh người hoặc vật bị tác động bởi hành động từ người hoặc sự vật khác. Thì trong câu bị động chia giống với câu chủ động
  • Công thức: S + be +V3/ed + (by … ) + Trạng ngữ
  • Ví dụ: 

Câu chủ động: He is cleaning his room.

Câu bị động: His room is being cleaned by him.

2.2. Câu so sánh (Comparison Sentences)

  • Mục đích sử dụng: dùng để so sánh giữa 2 hay nhiều người, sự vật, sự việc nào đó trong từng trường hợp nhất định. Có 3 dạng cấu trúc so sánh trong tiếng Anh cơ bản là so sánh bằng (Equality), so sánh hơn (Comparative) và so sánh nhất (Superlative).
  • Công thức:

So sánh bằng: S + be/V + as + adj + as + Mệnh đề (S + be + V) + O

So sánh hơn: S1 + be + adj-er (tính từ so sánh) + than + S2

So sánh nhất: S + V + the + adj/adv-est (đối với tính từ ngắn); S + V + the most + adj/adv (đối với tính từ dài)

  • Ví dụ: 

So sánh bằng: Anna is as beautiful as I expected.

So sánh hơn: Cat is prettier than dog.

So sánh nhất: Russia is the largest country in the world.

2.3. Câu điều kiện (Conditional sentences)

  • Mục đích sử dụng: dùng để diễn đạt một sự việc sẽ xảy ra khi có một điều kiện cụ thể xảy ra.
  • Công thức: 
Có 3 loại cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh cơ bản thông dụng
Có 3 loại cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh cơ bản thông dụng
  • Ví dụ: 

Câu điều kiện loại 1: If I study hard, I will pass the exam tomorrow.

Câu điều kiện loại 2: If I was a millionaire, I would buy a Roll Royce.

Câu điều kiện loại 3: If I had had phone number, I would have called you last night.

2.4. Câu gián tiếp (Reported Speech)

  • Mục đích sử dụng: dùng để thuật lại một sự việc hay lời nói trực tiếp của ai đó dưới cách nói gián tiếp.
  • Công thức: 

Câu mệnh lệnh dạng gián tiếp: S + told/requested/required + O (Tân ngữ) + not to-infinitive

Câu hỏi dạng gián tiếp: S+ asked/inquired/wondered, wanted to know + if/whether +S +V

Câu trần thuật dạng gián tiếp: S + say(s)/said + that + S + V

  • Ví dụ: 

Câu mệnh lệnh dạng gián tiếp: “Hurry up”, my mom said to me -> My mom told me to hurry up.

Câu hỏi dạng gián tiếp: “Have you played that game?” -> He asked if/whether I had played that game.

Câu trần thuật dạng gián tiếp: “I saw him yesterday”, she said -> She said she had seen him the previous day. 

2.5. Câu hỏi đuôi (Tag question)

  • Mục đích sử dụng: để xác định xem thông tin ở mệnh đề trần thuật có đúng không thường lên giọng ở cuối câu hỏi đuôi.
  • Công thức: S + V + O (Tân ngữ) + (…) + , trợ động từ + S ?
  • Ví dụ: Your brother likes playing tennis, doesn’t he?

2.6. Câu ước với “wish”

  • Mục đích sử dụng: dùng để thể hiện mong muốn, ước mơ của người. Mong muốn đó có thể không có thật hoặc có thật ở quá khứ hoặc hiện tại hoặc tương lai.
  • Công thức: 
Có 3 cấu trúc câu ước “wish” thường được dùng trong tiếng Anh cơ bản
Có 3 cấu trúc câu ước “wish” thường được dùng trong tiếng Anh cơ bản
  • Ví dụ: 

Câu ước ở hiện tại: I wish I were born in Hanoi. 

Câu ước ở quá khứ: She wishes that she had studied harder for the exam.

Câu ước ở tương lai: I wish that rental prices would decline.

Kết

Hy vọng với cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh cơ bản trên mà OEA Vietnam chia sẻ, có thể giúp những bạn mới bắt đầu, có khả năng xây dựng câu một cách chính xác và rõ ràng hơn.

———————————————

Kết nối với OEA Vietnam và cùng học tiếng Anh tại: