THỨ TỰ TÍNH TỪ TRONG TIẾNG ANH LÀ GÌ? CÁCH GHI NHỚ DỄ NHẤT?

Thư viện tài liệu
28/02/2024
1670 lượt xem bài viết

Trong tiếng Anh, ta thường biết đến tính từ đứng trước danh từ, với vai trò bổ nghĩa cho danh từ trong câu. Vậy trong trường hợp ta cần nhiều hơn một tính từ để bổ nghĩa, quy tắc trật tự tính từ tiếng Anh được quy định như thế nào? Hãy cùng OEA Vietnam tìm hiểu thứ tự tính từ trong tiếng Anh qua bài viết sau nhé!

1. Thứ tự tính từ trong tiếng Anh là gì?

1.1. Quy tắc OSASCOMP – Trật tự tính từ tiếng Anh

Quy tắc OSASCOMP là tên viết tắt của thứ tự các tính từ khi sử dụng để mô tả một chủ thể. Theo OSASCOMP, trật tự tính từ được sắp xếp như sau: 

Opinion → Size → Age → Shape → Color → Origin → Material → Purpose

Trong đó: 

  • O – Opinion: là các tính từ thể hiện quan điểm, đánh giá của người nói. Ví dụ: delicious (ngon), lovely (đáng yêu), beautiful (xinh đẹp), lazy (lười biếng),…
  • S – Size: là các tính từ dùng để miêu tả kích thước của chủ thể. Ví dụ: large (rộng), huge (to), tiny (nhỏ xíu), long (dài), short (ngắn), giant (khổng lồ),…
  • A – Age: là các tính từ để nhận xét tuổi của người hoặc vật. Ví du: young (trẻ), old (già), modern (hiện đại), new (mới), antique (cổ),…
  • S – Shape: là các tính từ miêu tả hình dáng của đối tượng được nhắc đến. Ví dụ: round (tròn), oval (trái xoan), retangle (hình chữ nhật), square (hình vuông), triangular (hình tam giác),…
  • C – Color: là các tính từ chỉ màu sắc của đối tượng. Ví dụ: black (màu đen), white (màu trắng), violet (màu tím), pink (màu hồng),…
  • O – Origin: là các tính từ thể hiện nguồn gốc xuất xứ của chủ thể. Ví dụ: American (thuộc về Mỹ), French (thuộc về Pháp), Chinese (thuộc về Trung Quốc),…
  • M – Material: là tính từ chỉ chất liệu làm nên sự vật được nhắc đến. Ví dụ: wooden (gỗ), leather (da), silver (bạc), paper (giấy), plastic (nhựa),…
  • P – Purpose: là các tính từ thể hiện mục đích, tác dụng của sự vật. Ví dụ: cooking (dùng để nấu ăn), gardening (dùng để làm vườn), shopping (dùng để mua sắm),…
Thứ tự tính từ trong tiếng Anh
Thứ tự tính từ trong tiếng Anh

1.2. Mẹo ghi nhớ thứ tự tính từ OSASCOMP trong tiếng Anh

Để ghi nhớ thứ tự các tính trong tiếng Anh một cách dễ dàng hơn, bạn có thể gán các đối tượng vào một câu tiếng Việt hài hước. Khi não bộ có ấn tượng mạnh, bạn sẽ ghi nhớ được thông tin nhanh hơn và lâu hơn.

Với quy tắc OSASCOMP, bạn có thể gán từ viết tắt thành câu “Ông Sáu Ăn Súp Cua Ông Mập Phì”:

O S A S C O M P
Opinion Size Age Shape Color Origin Material Purpose
Ông Sáu Ăn Súp Cua Ông Mập Phì

2. Thứ tự tính từ trong các cấu trúc câu tiếng Anh

Khi áp dụng tính từ vào cấu trúc câu, ta cần có thêm từ hạn định (Determiner) hoặc từ chỉ số lượng (Quantity) trước tính từ để tạo thành câu hoàn chỉnh. Cụ thể thứ tự như sau:

[Determiner – Quantity] + [Opinion → Size → Age → Shape → Color → Origin → Material → Purpose] + Noun

Trong đó: 

  • Determiner là các từ hạn định như: this, that, these, those, the, their, my, her, his, its,…
  • Quantity là các từ chỉ số lượng như: many, a lot of, few, a few, little, a little,…

Ví dụ:

  • My little cat is 2 years old. 
  • These are two sweet pink cakes on the table.

2.1. Một số cấu trúc câu kết hợp với tính từ:

Cấu trúc Công thức
Tính từ đứng trước và bổ nghĩa cho danh từ S + be + adj + N
Tính từ theo sau động từ liên kết trong câu to be/ seem/ sound/ look/ keep/ appear/ feel/ taste/ get + adj
Tính từ đứng sau tân ngữ (tùy vào động từ trước đó) keep/ make/ find… + it + adj
Tính từ theo “too” S + to be/ seem/ look. . . . + too + adj + to + V
Tính từ đứng trước “enough” S + to be + adj + enough + to V
Tính từ trong cấu trúc “so…that” S1 + to be/ seem/ sound/ look/ feel. . . + so + adj + that + S2 + V
Tính từ trong câu dạng câu cảm thán  How + adj + S + V!

What + (a/an) + adj + N!

Tính từ trong mẫu câu dùng khi đo lường S + to be + <số lượng> + đơn vị + adj

2.2. Quy tắc dấu phẩy trong trật tự tính từ tiếng Anh

Quy tắc đặt dấu phẩy được áp dụng trong trường hợp câu sử dụng nhiều tính từ cùng loại hoặc ngang hàng, đứng trước một danh từ. Ngoài ra, ta cũng có thể thêm từ “and” hoặc “but” vào giữa các tính từ này.

Ví dụ 1: She is beautiful, smart, good and holy. (Cô ấy thì đẹp, thông minh, tốt và thánh thiện.)

“beautiful”, “smart”, “good” và “holy” đều là các tính từ thuộc loại Opinion – Thể hiện quan điểm của người nói, nên cần có dấu phẩy để phân biệt.

Ví dụ 2: We rent an inexpensive but comfortable homestay. (Chúng tôi đã thuê một nhà trọ rẻ tiền nhưng tiện nghi.)

“inexpensive” và “comfortable” là các tính từ cùng thể hiện quan điểm nhưng mang sắc thái nghĩa trái nhau, nên dùng “but” để liên kết khi bổ nghĩa cho danh từ.

Kết

Trên đây là những kiến thức lý thuyết cần biết về thứ tự tính từ trong tiếng Anh và cách vận dụng quy tắc OSASCOMP trong văn nói và viết. Hy vọng qua bài viết, các đã nắm chắc trật tự từ và củng cố thêm ngữ pháp để đặt nền móng cho các kỹ năng tiếng Anh sau này nhé!

———————————————

Kết nối với OEA Vietnam và cùng học tiếng Anh tại: